Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

CHUYÊN MỤC: "BÓC PHỐT" VTV

Đưa tin về việc kỷ niệm 70 năm ngày Thương Binh Liệt Sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), Đài Truyền hình Việt Nam VTV đăng trên bản tin thời sự VTV lúc 19h, ngày 26/7/2017 có đăng một đoạn video với nội dung: “700 người có công với cách mạng đại diện cho hơn 9 triệu người có công trên toàn quốc. Sáng nay đã tham dự hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ. Phát biểu tại đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Với những hy sinh, mất mát to lớn không gì bồi đắp được của các thế hệ đi trước, chúng ta nguyện sống xứng đáng với những cống hiến hy sinh to lớn của các đồng chí để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”....”.
Nội dung đưa lên rất hay, cảm động. Ấy vậy, không biết vì lý do gì? Cố ý hay vô tình, mà ngay trong video chạy đầu đã thấy VTV sử dụng hình ảnh minh họa thể hiện nội dung: “Một trong các trận chiến thắng của quân lực VNCH tịch thu được cờ búa liềm và cờ giải phóng miền nam”. Thật sự quá buồn, và xấu hổ thay khi nó được phát vào đúng thời gian toàn quốc đang hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7. Điều này sẽ khiến cho một bộ phận người dân Việt Nam có cái nghĩ khác đi, cũng đồng thời được thể đám 3/ có tiếng kêu gọi.


Sự việc trên chỉ nằm trong chuỗi các sự kiện ồn ào mà VTV mắc phải, không biết là do nhận thức kém hay là cố tình mà ngày càng thấy VTV càng ngày càng xuống cấp. Buồn :(((((((((.
Cùng điểm lại một số vụ việc, tạo tiếng ồn của VTV:
- Ngày 13/9 và 4/10/2013 VTV phát sóng những hình ảnh phản cảm khi đưa ra những thử thách như ăn cá sống, xẻ thịt lợn sống (ở các tập 8, 11) cho các thí sinh trong chương trình “Cuộc đua kỳ thú”.
- Lúc 19h55 ngày 18/11/2013 VTV phát sóng hình ảnh phản cảm (một thí sinh ôm ấp, thò tay vào ngực áo của 1 thí sinh khác) trong tập 7 chương trình “Người giấu mặt” phát sóng trên kênh VTV6.
- Ngày 12/12/2013 tiếp tục phát sóng những hình ảnh phản cảm (các thí sinh trút bỏ trang phục để kiểm tra cân nặng sau khi hoàn thành thử thách của chương trình) trong tập 31 chương trình “Người giấu mặt”.
- 20h ngày 20/12/2013 VTV phát sóng lời bài hát “Người yêu của lính” ca ngợi lính Việt Nam Cộng Hòa (thuộc danh mục bài hát bị cấm lưu hành) trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ.
- 21h ngày 30/3/2014 VTV phát sóng chương trình “Nhân tố bí ẩn”, trong đó thí sinh của chương trình là Huyền Minh lừa dối khán giả về thông tin cá nhân của mình, khi thực chất thí sinh Huyền Minh chính là ca sĩ Anh Thúy.
- Tháng 6/2014 VTV phát sóng bộ phim truyện “Niềm yêu thích của Kirina” có nhiều nội dung, hình ảnh, lời thoại phản cảm, không phù hợp với tiêu chí, mục đích của Kênh theo như giấy phép được cấp.
- 21h ngày 02/8/2014 VTV đã phát sóng tập 13 chương trình truyền hình thực tế “Cuộc đua kỳ thú” với 1 số hình ảnh và lời thoại phản cảm (cãi vã giữa các nhân vật chơi là đội màu Đỏ Long Điền và Kim Dung; Nhân vật nữ Kim Dung đã bức xúc, thiếu bình tĩnh dẫn đến có những lời lẽ nặng nề đối với nhân vật nam như: “Mỗi lần đi anh nói những câu nói kiểu như chó vậy. Em là người chứ không phải chó”).
- Ngày 20/9/2014 VTV đã phát sóng hình ảnh thí sinh chặt đầu con ba ba trong chương trình Vua đầu bếp: Masterchef VietNam. Ngày 23/9/2014, trong bản tin VTV3 nhận sơ sót vụ thí sinh Vua đầu bếp chặt đầu ba ba, ông Lại Văn Sâm - Trưởng ban Thể thao - Giải trí và Thông tin kinh tế VTV3 nhìn nhận "đây là một sơ sót trong kiểm duyệt hình ảnh", khi đề cập những ý kiến tranh luận sau chuyện thí sinh chặt đầu con ba ba trên VTV3.
- Trong Bản tin Tài chính ngày 23/9/2014 VTV phát sóng thông tin sai sự thật khi đưa thông tin liên quan đến Công ty CP cơ khí thiết bị điện Hà Nội . - Trong Bản tin Tài chính ngày 24/9/2014 VTV phát sóng thông tin sai sự thật về sản phẩm sữa dê Danlait của Công ty TNHH Mạnh Cầm.
- Ngày 12/10/2014 VTV phát sóng chương trình “Nhân tố bí ẩn” (X-Factor) có tiết mục Mash up các ca khúc Tây Nguyên của nhóm F-Band sử dụng chiếc khăn Piêu (biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái) để đóng khố, biểu diễn trên sân khấu, không đúng và không thích hợp, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Chương trình do Công ty Cát Tiên Sa phối hợp với VTV tổ chức.
- 19h ngày 23/10/2014 trên kênh VTV1 phát sóng thông tin về giảm giá xăng, tuy nhiên biên tập viên của chương trình đã cho rằng, việc giảm giá xăng tại thời điểm này là theo yêu cầu của Bộ Y tế; trong khi, các báo, đài đều cho rằng việc giá xăng giảm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính.
- Lúc 11h15’ ngày 23/10/2014 trong chương trình Chuyển động 24h phát sóng hình ảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng chú thích là Thủ tướng Canada - ông Stephen Harper trong thông tin về vụ việc Tòa nhà Quốc hội Canada bị khủng bố.
- Các ngày 10, 11, 12/11/2014 VTV phát sóng phim 18+ “Chuyện ấy là chuyện nhỏ” không phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam. - Trong chương trình "Cặp đôi hoàn hảo" phát sóng trên VTV3 ngày 16/11/2014, khán giả đã phải nghe và khó chịu với đoạn rap "Yêu em anh không đòi quà mà em cần gì anh cũng sẽ chi. Một chiếc Audio, một túi LV hay là ta xách vali, cùng tới Bali, mình đi du hí - Em không cần gì, chỉ cần tình si, miễn là anh đừng có bồ nhí" của tiết mục Chuyện tình Lan và Điệp do Quế Vân và Nam Cường trình bày.
- 22h20 ngày 19/11/2014 VTV phát sóng tập phim hoạt hình “Nhặt xương cho thầy” trong chương trình “Quà tặng cuộc sống”, gây phản cảm, bức xúc cho khán giả, xúc phạm danh dự các nhà giáo.
- Trong chương trình Chuyển động 24h các ngày 8, 15, 16, 17, 18/12/2014 phát sóng các chương trình có nội dung sai sự thật về vụ việc Tuổi thật của cầu thủ Công Phượng gây bức xúc trong dư luận xã hội.
- 20h ngày 30/12/2014 phát sóng chương trình “Ai là triệu phú” trên VTV3 trong đó có một số nội dung nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa, thuần phong, mỹ tục Việt Nam, cụ thể với câu hỏi: Theo một câu hát thì: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống… ai?” và chương trình đã đưa ra 4 đáp án: A. Ông hàng xóm; B. Chú cạnh nhà; C. Ba; D. Bác đầu ngõ.
- Trong chương trình Dự báo thời tiết 22 giờ 33 phút, ngày 09/01/2015 chương trình đã sai sót khi thông tin về tình hình thời tiết ở nước Mỹ trong dịp Lễ Giáng sinh đã qua.
- 13h ngày 10/01/2015 đã phát sóng chương trình Điều ước thứ 7 có một số nội dung thông tin sai sự thật gây bức xúc trong dư luận xã hội và báo chí. Lỗi của êkip thực hiện phóng sự chương trình Điều ước thứ 7 là cố ý khi lấy thông tin trên báo Thể thao & Văn Hóa ngày 10/8/2014, trong khi đó đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng khẳng định đã biết sự thật về "mối tình như trong chuyện cổ tích" là không đúng song vẫn cho lên sóng phóng sự này.
- 20 giờ ngày Chủ nhật 11/01/2015 VTV phát sóng chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt Nam” thiếu thận trọng trong kiểm duyệt nội dung chương trình, để xảy ra sự cố thí sinh uống nhầm axit, gây phản ứng trong dư luận xã hội và báo chí.
- Lúc 20 giờ 30 phút ngày 17/01/2015 VTV3 phát sóng Chương trình “Chết cười” có nhiều nội dung, hình ảnh, lời thoại, hành động phản cảm, gây bức xúc trong dư luận và báo chí, nhiều khán giả đã phản ứng vì chương trình được phát vào khung giờ vàng trên một kênh toàn quốc dành cho mọi đối tượng từ người già đến trẻ em nhưng nội dung nhảm nhí và thô tục; trong đó có trò “Chữ xếp người”, những người chơi là các nghệ sĩ đã tạo hình và dùng nhiều từ ẩn ý để đối đáp rất phản cảm như: “Cong quá gãy sao?", "Xóc đi, xóc mà không ra là có chuyện" , "Chị ấy phải nằm úp xuống chứ ngửa lên là... ngửi chết"; hay trong trò “Đố ai nhảy được” (người chơi vừa nhảy vừa trả lời câu hỏi của chương trình), có hàng loạt câu hỏi ẩn ý thô tục như:“Cái gì càng chơi càng ra nước?” “Chim gì không biết bay?”, “Cái gì càng to càng nhỏ?”…
- Trong số 1 truyền hình thực tế "Điệp vụ tuyệt mật" phát sóng 20 giờ ngày 02/5/2015 trên kênh VTV3 ở phần giới thiệu về nội dung và luật chơi có sử dụng hình ảnh đồ họa về đường bay từ Thái Lan đến Hà Nội để minh họa giải thưởng dành cho tốp 4 chung cuộc của chương trình; trong bản đồ này không có hình ảnh toàn bộ các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đặt nhầm địa điểm thủ đô Hà Nội nằm trên địa phận Trung Quốc. Cũng về chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” trong số 5, phát sóng lúc 20 giờ ngày 13/6/2015 đề cập quá nhiều đến nội dung nhạy cảm này vào khung giờ vàng của truyền hình, với đối tượng khán giả đa dạng ở mọi lứa tuổi trong bối cảnh luật định về vấn đề chuyển giới tại Việt Nam chưa rõ ràng, cũng như việc một số quốc gia đã có luật cấm truyền thông về vấn đề người đồng giới, chuyển giới với đối tượng thanh niên là chưa phù hợp, thiếu suy xét. Không chỉ vậy, cách làm này còn khiến khán giả liên tưởng đến các pede show, sex show rất phổ biến ở Pattaya, Thái Lan, tạo cảm giác về nội dung thiếu lành mạnh, không phù hợp với văn hoá Việt Nam trên làn sóng của Đài truyền hình quốc gia.
- Trong chương trình Cà phê sáng trên kênh VTV3 sáng 4/5/2016 phát sóng phóng sự dàn dựng việc người dân ở xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá dùng chổi quét rau làm giả bị sâu ăn. Việc phát phóng sự này đã gây phản ứng kịch liệt của người dân xã Vĩnh Thành và mất niềm tin nghiêm trọng của người xem truyền hình với VTV.
- Về chương trình “Giai điệu tự hào”, đây là chương trình được thực hiện trên cơ sở Việt hóa format "Tài sản quốc gia" - chương trình nổi bật nhất, đạt được nhiều thành công vang dội trong vòng 4 năm qua (từ năm 2009-2013) của lịch sử truyền hình Nga. Trong format chương trình, những ca khúc kinh điển được xem như một báu vật tinh thần, một niềm tự hào chung; mỗi số phát sóng là một lát cắt của một thập niên. Từ ký ức của lịch sử âm nhạc cho đến bức tranh lịch sử, đời sống, văn hóa xã hội đều được khắc họa rõ nét; âm nhạc Việt Nam trong "Giai điệu tự hào" sẽ được tôn vinh bằng cách làm mới lại qua những bản phối, cách dàn dựng hay những giọng ca mới, đem đến luồng sinh khí mới mẻ cho những tài sản phi vật thể quý giá này. Tuy nhiên, ngược lại với những ý tưởng đó, các chương trình đã phát sóng trên VTV3 lại gây nhiều tranh cãi từ người dẫn chương trình đến điều âm phối khí, ê-kíp dàn dựng nên hiểu đây là chương trình giáo dục truyền thống bằng âm nhạc trên tuyền hình quốc gia chứ không phải là chương trình của truyền hình tư nhân với mục đích giải trí đơn thuần và nó cũng không phải là chương trình thăm dò ý kiến. Chương trình không có sự lựa chọn kỹ lưỡng, khắt khe mà tùy tiện; khâu biên tập không phù hợp với bài hát và mục đích của chương trình mà tự do theo sở thích cá nhân... Nguy hiểm hơn, nhiều nhà báo, biên tập viên Đài Truyền hình quốc gia VTV thiếu kiến thức lịch sử khi không ít lần nói sai những kiến thức hết sức cơ bản (trong chương trình S-Việt Nam khi MC ngoại quốc hỏi về vị tướng có trận chiến lẫy lừng trên sông Bạch Đằng, MC nữ đã trả lời là Ngô Quyền) hay đưa những nhân vật lên sóng quốc gia để xuyên tạc Hiệp định Giơ-ne-vơ, xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cào bằng lịch sử để chạy tội cho Mỹ Ngụy, đưa hình ảnh hàm ý xấu về lực lượng Cảnh sát Giao thông... Và không biết vô tình (hay hữu ý) VTV đưa cả hình ảnh đối tượng phản động lên sóng truyền hình quốc gia; cụ thể, trong chương trình ‘Chào buổi sáng’ ngày 2/5/2015 mặc dù có nội dung nói về vụ Freddie Gray, nhưng VTV đã đăng lại đoạn clip có cảnh blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải ngồi chung bàn với tổng thống Obama nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế.
- Tháng 7/2016, nhà báo Lê Bình, Giám đốc Trung tâm tin tức VTV24 đã trực tiếp sang Syria thực hiện Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến. Tuy nhiên sau khi phát sóng đã có rất nhiều ý kiến trái chiều bình luận về ký sự này.
- Gần đây, ngày 14/7/2017, VTC 14 có đưa thông tin sai về nhận chìm bùn ở Vĩnh Tân. Thông tin này thiếu căn cứ khoa học.
Và đến hôm nay, VTV lại đưa tin ảnh như thế này. Liệu có phải VTV đang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực báo chí, truyền hình.


Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: